Thứ Năm, 10 tháng 9, 2020

Cách ngăn ngừa viêm gân gót chân

Tổn thương gân gót chân thường do sự quá tải về trọng lực tác động trực tiếp lên gân, và gây viêm tại điểm bám gân, viêm giữa gân, đứt gân, xơ gân, viêm quanh gân… dẫn đến tình trạng đau gót chân và vùng chung quanh bàn chân.

Bệnh thường gặp hơn ở nam giới ngoài 30 tuổi, nhất là những người chơi thể thao, di chuyển với tốc độ cao và nhanh như: vận động viên bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném, tennis, chạy đường dài, thể dục dụng cụ...

Cơ chế gây viêm gân gót chân thường do sự di chuyển nhanh đột ngột (tăng tốc độ hoặc chạy nước rút), di chuyển hướng đột ngột… khiến các sợi gân nhỏ thiếu sự đàn hồi, căng và dễ gây tổn thương hơn.

Tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới nhiều hơn phụ nữ, càng lớn tuổi thì tỉ lệ mắc bệnh càng cao hơn. Đặc biệt những người khớp chân lỏng lẻo, bị yếu cơ, béo phì, cơ địa bị rối loạn chuyển hóa hoặc dùng corticoid dài ngày, thường xuyên đi giày cao gót...

→ Có hai loại viêm gân gót chân thường gặp:

► Viêm điểm bám gân gót chân: Đây là loại viêm gân Achilles gây chèn ép, gây đau và ảnh hưởng đến phần dưới của gân (nơi gân bám vào gót chân).

► Viêm đoạn giữa gân gót chân: Viêm gân Achilles không gây chèn ép, liên quan đến các sợi cơ ở phần giữa của gân, gây sưng đau.

Theo các chuyên gia y tế, nếu tình trạng viêm gân gót chân ở mức độ nhẹ có thể tiến hành kiểm tra y tế và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn bác sĩ. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm nghiêm trọng (vỡ gân, rách gân hoặc đau dữ dội hạn chế vận động) cần phải điều trị theo chỉ định bác sĩ như dùng thuốc, tiến hành tiểu phẫu điều trị để cải thiện triệu chứng đau.

Theo các chuyên gia, hầu hết các trường hợp viêm gân gót chân ở mức độ nhẹ đều có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm gân có thể gây rách hoặc vỡ gân, cần phải dùng thuốc và tiến hành phẫu thuật để cải thiện triệu chứng đau.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM GÂN GÓT CHÂN

Đa số các trường hợp bị viêm gân gót chân có liên quan đến các hoạt động tác động lực mạnh, sử dụng gót chân với cường độ cao liên tục: bật nhảy cao, chạy nhanh…

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác trong cuộc sống cũng có thể dẫn đến viêm gân Achilles như:

+ Khởi động không đúng cách khi tập thể dục, chơi thể thao hoặc thực hiện lặp lại các động tác liên tục; thay đổi hoặc dừng động tác đột ngột...

+ Thường xuyên đi giày cao gót trong thời gian dài; mang giày cũ, giày kém chất lượng

+ Người có bàn chân dẹt, phẳng do phân bố lực dồn vào một điểm (gót chân) trong thời gian dài với tư thế cố định.

+ Sự xuất hiện của các gai xương ở gót chân

+ Người cao tuổi, gân gót chân mất đi sự dẻo dai, linh hoạt… nếu có tác động nào diễn ra cũng rất dễ gây tổn thương gân gót chân.

+ Ngoài ra người bị mắc các bệnh lý như cao huyết áp, vảy nến hoặc người bị béo phì, thừa cân… cũng có nguy cơ mắc bệnh này rất cao.

TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT BỆNH VIÊM GÂN GÓT CHÂN

Khi bị viêm gân gót chân, người bệnh có thể sẽ nhận thấy một số các triệu chứng sau:

Đau nhức: Đây là biểu hiện đầu tiên của viêm gân gót chân. Biểu hiện nhẹ nhất là cảm giác rát bỏng hoặc đau nhức ở phần bắp chân vào sáng sớm. Hoặc các cơn đau nhẹ ở sau gót chân, trên gót chân và được phát hiện sau mỗi lần hoạt động mạnh, chạy bộ, leo cầu thang…

Cơn đau có xu hướng tăng lên khi người bệnh chạy đường dài, chạy nước rút hoặc di chuyển động tác gót chân đột ngột, căng gót hoặc đứng trên đầu mũi chân

Cứng chân, khó vận động: Nếu gân gót chân tổn thương nghiêm trọng thì người bệnh sẽ bị đau dữ dội hoặc đau dai dẳng, sưng phù nề vùng gót chân, đau lan tỏa ra khu vực xung quanh mắt cá chân.

Trường hợp hợp gân bị đứt thì có thể nghe thấy tiếng lắc rắc ở vùng gân, sưng nề và bầm tím do chảy máu giữa các sợi gân.

CÁCH CHẨN ĐOÁN VIÊM GÂN GÓT CHÂN

Để chẩn đoán viêm gân gót chân, bác sĩ sẽ tiến hành các thao tác khám sau:

Khám gót chân: Ấn nhẹ vào khu vực bị tổn thương để xác định vị trí sưng, đau, đánh giá sự linh hoạt và chuyển động của phản xạ bàn chân. Đồng thời đặt câu hỏi về mức độ đau, cảm nhận cơn đau… để đưa ra đánh giá sơ bộ về bệnh.

Ngoài ra, để đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác, tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số kiểm tra chuyên môn như:

Chụp X-Quang: Cung cấp hình ảnh xương gót bàn chân làm cơ sở chẩn đoán và loại trừ các bệnh lý khác.

Chụp cộng hưởng từ MRI: Tạo hình ảnh chi tiết về gân Achilles giúp phát hiện ra được vị trí gân bị viêm.

Siêu âm Doppler màu nhằm giúp đánh giá lưu lượng máu xung quanh gân.

https://dakhoahoancautphcm.vn/dau-got-chan-208/ 

Kết luận: Các chuyên gia xương khớp Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyến cáo “ mặc dù tình trạng viêm gân gót chân không gây nguy hiểm đến tính mạng. Song việc chủ quan không điều trị hoặc áp dụng điều trị không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đi lại, vận động. Do đó, khi thấy bản thân xuất hiện triệu chứng bệnh lý, người bệnh nên đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị”

https://dakhoanguyentrai.vn/benh-nhan-danh-gia-phong-kham-da-khoa-hoan-cau.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét