Viêm da cơ địa (hay còn gọi là chàm, eczema) - đây là bệnh lý ngoài da mãn tính, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và phổ biến hơn ở trẻ em. Bệnh có xu hướng bùng phát thành nhiều đợt theo từng giai đoạn, sau đó thuyên giảm và tiếp tục tái phát.
Mặc dù chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây viêm da cơ địa, song nhiều nghiên cứu cho thấy, 60% các trường hợp bị viêm da cơ địa có liên quan đến yếu tố di truyền, gia đình và đặc biệt hay xuất hiện ở những người có tiền sử dị ứng khác như hen, phế quản, viêm mũi dị ứng…
Hầu hết các triệu chứng của bệnh lý này khởi phát vô cùng sớm, có thể là giai đoạn sơ sinh và kéo dài dai dẳng cho đến tuổi trưởng thành và gây nhiều phiền toái cho người bệnh ở bất kỳ độ tuổi nào trong đời.
Có tới 60% các trường hợp viêm da cơ địa phát hiện ở trẻ sơ sinh, độ tuổi từ 2 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi.
30% trường hợp phát bệnh ở độ tuổi 1-5 tuổi
Chỉ có 10% trường hợp viêm da cơ địa phát bệnh ở độ tuổi từ 6-20 tuổi. Rất hiếm khi phát bệnh khi trưởng thành.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu gia đình có cả bố hoặc mẹ bị viêm da cơ địa thì 80% con bị bệnh; nếu chỉ có cha hoặc mẹ bị viêm da cơ địa thì khoảng 60% con bị bệnh.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến viêm da cơ địa như: sự bất thường đáp ứng miễn dịch, rối loạn chức năng “hàng rào” bảo vệ da hoặc một số yếu tố môi trường cũng dẫn đến bệnh lý (dị ứng nguyên đường hô hấp, vi khuẩn siêu vi, thức ăn…)
Vì đây là căn bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền và tự miễn, nên hiện nay y học vẫn chưa tìm ra được loại thuốc đặc trị dứt hẳn căn bệnh này. Việc chữa trị còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, nếu bệnh nhân phát hiện bệnh sớm, điều trị tích cực theo đúng phát đồ của bác sĩ sẽ giúp kiểm soát được triệu chứng và ngăn chặn được tình trạng tái phát.
https://dakhoahoancautphcm.vn/thuoc-dan-gian---dong-y-273/
TRIỆU CHỨNG ĐIỂN HÌNH NHẬN BIẾT BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA
Theo các chuyên gia, các biểu hiện triệu chứng của viêm da cơ địa xuất hiện sớm và có thể khác nhau tùy theo cơ địa từng người. Một số biểu hiện hay gặp bao gồm:
+ Khô da, nứt nẻ, bong tróc da
+ Nổi mụn nước trên da, có thể bị vỡ và chảy dịch
+ Các triệu chứng ngứa dai dẳng và ngứa nặng hơn về đêm
+ Xuất hiện các mảng da đỏ, nâu, xám ở khuỷu tay, cổ chân, tay, ngực, gối, mặt và da đầu trẻ em...
+ Da sần lên, mảng da dày, sưng, phù nề... do gãi
Đặc điểm điển hình nhất của viêm da cơ địa chính là triệu chứng xuất hiện rất rầm rộ, sau đó thuyên giảm và có thể bùng phát lại đột ngột sau khoảng thời gian ngắn.
Nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng ở trẻ em, cần đưa trẻ đi bệnh viện khám ngay: xuất hiện hiện tượng nhiễm trùng da (tiết dịch vàng, sưng đỏ vùng da xung quanh, sốt cao) hoặc các triệu chứng cứ dai dẳng mặc dù đã được điều trị.
Các chuyên gia cảnh báo rằng “Mặc dù là bệnh lý ngoài da, song viêm da cơ địa có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống như: cảnh báo hen phế quản, da đóng vảy - lichen mãn, ngứa mãn tính, nhiễm trùng da, rối loạn giấc ngủ, dễ kích ứng, tự kỉ…”
PHÂN LOẠI CÁC DẠNG VIÊM DA CƠ ĐỊA THƯỜNG GẶP
Dựa trên đặc điểm bệnh học có thể phân chia viêm da cơ địa thành các loại sau:
► Viêm da cơ địa dị ứng: Bệnh thường có liên quan đến các yếu tố dị ứng và bùng phát khi có sự tiếp xúc. Biểu hiện trên da thường là xuất hiện mụn nước li ti liên tục, ngứa, châm chích, da khô ráp và bong tróc...
► Viêm da cơ địa bội nhiễm: Đây là tình trạng viêm da ở mức độ nặng, các vùng tổn thương trên da nghiêm trọng: tổn thương sâu, lở loét, chảy dịch, nhiễm trùng… dọ sự tấn công của vi khuẩn.
► Viêm da cơ địa đối xứng: Bệnh chủ yếu gây ra các triệu chứng ngứa trầm trọng, người vô cùng khó chịu và các triệu chứng ngứa thường nặng hơn về đêm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh.
Biểu hiện trên da thường là xuất hiện mẩn đỏ, ngứa và vị trí thường gặp nhất là khuỷu tay, bàn chân, bàn tay, da mặt… và có xu hướng bị đối xứng 2 bên.
► Viêm da cơ địa nổi mụn nước: Bệnh thường liên quan đến các yếu tố bất lợi từ môi trường, sinh hoạt hoặc dị ứng đồ ăn. Biểu hiện chính là xuất hiện mụn nước gây khó chịu.
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA
Để chẩn đoán viêm da cơ địa thì việc xét nghiệm cận lâm sàng không có nhiều vai trò quan trọng. Đa số bác sĩ sẽ dựa vào kết quả khám lâm sàng, đánh giá các tổn thương trên da mức độ nặng/ nhẹ, khai thác tiền sử bệnh lý. Đồng thời thực hiện test áp da để loại trừ bệnh lý khác về da hoặc phát hiện các tình trạng đi kèm với viêm da cơ địa.
Về điều trị, hiện nay việc điều trị viêm da cơ địa vẫn chủ yếu là kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa tình trạng bùng phát lại. Có thể điều trị theo hướng đông y, tây y hoặc can thiệp các kỹ thuật điều trị tiên tiến.
Một số phương pháp có thể tham khảo trong điều trị viêm da cơ địa, như sau:
➤ Điều trị bằng thuốc tây y
Thường áp dụng cho các trường hợp viêm da cơ địa ở mức độ nhẹ. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bao gồm:
Thuốc kháng histamin để giảm ngứa
Thuốc dạng kem có tác dụng điều trị ngứa và phục hồi da: Thường là corticoid dạng kem hoặc mỡ bôi trực tiếp trên da, sau đó dưỡng ẩm.
Thuốc ức chế miễn dịch bôi tại chỗ: pimecrolimus, tacrolimus
Thuốc chống nhiễm trùng da: Kháng sinh dạng kem/mỡ bôi
Thuốc kháng viêm: Có thể kê đơn thuốc corticosteroid dạng uống
Thuốc mới được đưa vào điều trị viêm da cơ địa nặng đường tiêm: dupilumab
Lưu ý: Bệnh nhân nên tuân thủ mọi chỉ định dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh lạm dụng thuốc sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Không được tự ý giảm liều dùng hoặc ngưng uống thuốc khi triệu chứng thuyên giảm… dẫn đến lờn thuốc, kháng thuốc.
Bên cạnh đó, hãy đi khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo dõi tình hình bệnh để bác sĩ có thể điều chỉnh hướng điều trị phù hợp.
Đồng thời nên cắt ngắn móng tay, tránh cào gãi nhiều gây nhiễm trùng; tránh tiếp xúc với động vật; không hút thuốc và sử dụng các chất kích ứng.
Các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu không đưa ra bất cứ tham vấn, tư vấn nào liên quan đến viêm da cơ địa. Chúng tôi khuyên bệnh nhân nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời, hiệu quả ở giai đoạn sớm.
https://dakhoanguyentrai.vn/phong-kham-da-khoa-hoan-cau-co-tot-khong.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét