Thuốc Fexofenadine
được cho cả trẻ em và người lớn, những vấn đề dị ứng như nổi mề đay,
chảy nước mũi, chảy nước mắt, ngứa mũi,… Thí nghiệm cho thấy: ở người
cao tuổi (≥ 65 tuổi), 99% có nồng độ đỉnh của Fexofenadine trong huyết
tương cao hơn ở người bình thường (< 65 tuổi). Vì vậy, bệnh nhân
trước khi dùng cần phải hết sức cẩn trọng.
THÔNG TIN THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG FEXOFENADINE
1. Công hiệu của thuốc Fexofenadine là gì?
Thuốc Fexofenadine 180mg là một loại thuốc kháng histamin. Được dùng
trong điều trị những triệu chứng gây ra bởi dị ứng như chảy nước mũi,
ngứa mũi, chảy nước mắt, nổi mẩn đỏ, nổi mề đay, phát ban, hắt hơi, ngứa
và ngứa cổ họng,…
Hoạt động của thuốc giúp ngăn chặn những thành phần trung gian – tác
nhân gây ra dị ứng, mang đến hiệu quả làm giảm những triệu chứng nêu
trên.
2. Cơ chế tác dụng – Dược lực học
Fexofenadine, chất chuyển hóa của terfenadine, là một chất kháng
histamine có tác dụng đối kháng chọn lọc ở thụ thể H1 ngoại biên.
Fexofenadine ức chế sự co phế quản gây nên do kháng nguyên ở chuột lang
nhạy cảm, và ức chế sự tiết histamine từ dưỡng bào màng bụng của chuột
cống. Trên động vật thí nghiệm, không thấy có tác dụng kháng cholinergic
hoặc ức chế thụ thể a 1-adrenergic.
Hơn nữa, không thấy có tác dụng an thần hoặc các tác dụng khác trên
hệ thần kinh trung ương. Nghiên cứu trên loài chuột cống về sự phân bố ở
mô của fexofenadine có đánh dấu, cho thấy thuốc này không vượt qua hàng
rào máu-não.
3. Fexofenadine chống chỉ định với trường hợp nào?
Người bị mẫn cảm với những thành phần cấu tạo nên thuốc Fexofenadine.
Các bệnh nhân đang gặp những vấn đề ở thận.
Không dùng ở trẻ em dưới 12 tuổi.
Dù bất cứ trường hợp nào, bệnh nhân cũng nên báo với bác sĩ về tiền
sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe hiện tại để hạn chế những rủi ro trong
suốt quá trình điều trị với Fexofenadine 180mg.
4. Cách dùng và định lượng thuốc Fexofenadine
++ Cách dùng
Đối với bệnh nhân được kê toa, thì nên dùng theo hướng dẫn từ bác sĩ.
Tuy nhiên, dưới đây chúng tôi xin chia sẻ về liều dùng cơ bản nhất đối
với từng dạng điều chế Fexofenadine: – Thuốc dạng lỏng
Trước khi dùng cần lắc chai thật kỹ, nên dùng các dụng cụ đo lường để
đảm bảo uống đúng liều lượng mỗi lần. Tránh dùng thìa lấy thuốc, vì nó
có thể khiến bạn uống thiếu liều hoặc quá liều, gây nên nguy hiểm cho
sức khỏe. – Thuốc dạng viên nén hoặc viên nang
Dạng thuốc này nên uống cùng nước lọc, tránh dùng chung với sữa hay
nước trái cây. Bởi vì những thành phần dinh dưỡng trong những loại nước
này sẽ làm giảm khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể.
Thuốc chỉ phát huy tối đa công hiệu khi được dùng đúng cách. Việc
dùng sai cách vừa khiến tác dụng của thuốc giảm đi, vừa gây ra những
nguy hại không mong muốn cho người bệnh. ++ Định lượng
Bệnh nhân cần trao đổi cùng bác sĩ để nhận được liều dùng phù hợp.
Sau đây là liều dùng tham khảo cho các trường hợp phổ biến và không có
giá trị thay thế chỉ định từ bác sĩ: – Dùng cho người lớn:
Người lớn bị viêm mũi dị ứng bình thường dùng 2 lần mỗi ngày, lần
dùng 60mg. Nếu viêm mũi dị ứng kèm theo suy thận thì chỉ nên dùng 1 lần
60mg mỗi ngày.
Dùng cho người lớn bị nổi mề đay là 60mg 1 lần, mỗi ngày dùng 2 lần.
Tương tự, người bị suy thận nổi mề đay chỉ nên dùng 1 lần mỗi ngày 60mg.
Người lớn bị nổi mề đay mãn tính thì nên dùng 2 lần mỗi ngày, lần
dùng 60mg. Đối với bệnh nhân suy thận chỉ nên dùng bằng 1 nửa, cụ thể là
ngày 1 lần 60mg. – Dùng cho trẻ em:
Nếu trẻ em bị nổi mề đay hoặc viêm mũi dị ứng thì nên:
+ Trẻ em từ 2 – 11 tuổi: Dùng thuốc dạng lỏng, ngày uống 2 lần, mỗi lần 30mg, pha loãng hay uống cùng với nước.
+ Trẻ em trên 11 tuổi: Dùng thuốc dạng viên nén, liều lượng tương tự như người lớn.
Phụ huynh cần lưu ý trong quá trình dùng thuốc cho trẻ em cần phải
theo dõi chặt chẽ tiến triển bệnh để tránh việc dùng thiếu liều/ quá
liều hoặc dẫn đến tác dụng phụ.
5. Cách bảo quản Fexofenadine 180mg tốt nhất
Cần bảo quản thuốc Fexofenadine trong điều kiện môi trường thoáng
mát, nhiệt độ trong khoảng 15 đến 25 độ C. Đồng thời tránh nơi nhiệt độ
cao, ẩm thấp và ánh nắng.
Những sản phẩm thuốc hết hạn hay có biểu hiện hư hại, bạn tuyệt đối
không được dùng. Bên cạnh đó, hãy tham khảo ý kiến từ chuyên gia y tế về
việc tiêu hủy thuốc đúng cách.
VẤN ĐỀ CẦN LƯU TÂM KHI DÙNG THUỐC FEXOFENADINE
1. Các khuyến cáo trước khi dùng thuốc Fexofenadine
– Với bệnh nhân đang gặp vấn đề ở gan hoặc thận, thì nên báo với bác
sĩ. Vì việc dùng thuốc Fexofenadine có thể dẫn đến những tổn hại cho 2
cơ quan này.
– Mặc dù thuốc không gây tổn thương đến hệ thần kinh trung ương. Do
đó, các hoạt động vận hành máy móc, lái xe có thể đảm bảo an toàn. Tuy
nhiên, việc phản ứng thuốc với cơ địa mỗi người là khác nhau, bệnh nhân
nên thận trọng, tránh chủ quan và đề phòng các tình huống xấu có thể xảy
đến.
– Hiện tại, chưa có tài liệu nói về tác dụng phụ của Fexofenadine đối
với phụ nữ trong thai kỳ hoặc cho con bú. Nhưng bạn hãy trao đổi cùng
bác sĩ để được chỉ định sử dụng thuốc. Vì chưa ai có thể khẳng định
Fexofenadine 180mg an toàn cho nhóm đối tượng này.
2. Fexofenadine xảy ra tác dụng phụ không?
Tất nhiên, cũng giống như những loại thuốc Tây khác, Fexofenadine có
khả năng dẫn đến tác dụng phụ thường gặp và phản ứng dị ứng. Cụ thể: Tác dụng phụ thường gặp:
– Buồn nôn
– Buồn ngủ
– Đau bụng
– Đau lưng
– Đau đầu
– Mệt mỏi
Các tác dụng phụ thông thường sẽ hết sau thời gian ngắn. Thế nhưng
nếu thấy chúng kéo dài hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bệnh nhân nên
báo ngay cho bác sĩ. Phản ứng dị ứng thuốc:
– Sưng mặt
– Phát ban
– Sưng cổ họng
– Sưng môi và lưỡi
Đây là những phản ứng có khả năng dẫn đến nguy hiểm, bệnh nhân cần
dừng uống thuốc và tới bệnh viện để kiểm tra khi có các phản ứng dị ứng
này.
3. Tương tác của Fexofenadine với thuốc khác
Nếu được dùng đồng thời với thuốc khác, Fexofenadine có thể phản ứng
tương tác. Việc này khiến hoạt động của thuốc thay đổi, mất tác dụng
điều trị, thậm chí gây ra nguy hiểm. Vì vậy, bạn hãy trình bày với bác
sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng,… để tránh tương tác đáng tiếc xảy
ra.
Nếu trường hợp nhận thấy có thể xảy ra tương tác, bệnh nhân sẽ được:
– Chỉ định thay đổi liều lượng, tần suất sử dụng.
– Có thể ngưng dùng 1 trong 2 loại thuốc.
– Tìm phương án thay thế cho việc điều trị dị ứng.
Sau đây là những loại thuốc không được khuyến cáo dùng chung với
Fexofenadine để tránh tương tác xảy ra: Erythromycin, Lomitapide,
Ketoconazole, Magaldrate, Nilotinib và Magnesium trisilicate.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên dùng đồng thời với thuốc kháng axit
chứa nhôm, magie trong khoảng 2 giờ sau khi uống Fexofenadine. Bởi vì
thuốc kháng axit có thể khiến khả năng hấp thu thuốc Fexofenadine của cơ
thể giảm đi.
4. Phải làm gì khi uống Fexofenadine thiếu hoặc quá liều?
Xử lý khi dùng thiếu liều
Cách tốt nhất là dùng ngay khi nhớ ra. Nếu sắp đến liều tiếp theo thì bỏ qua luôn, tránh dùng gấp đôi để bù liều. Xử lý khi dùng quá liều
Cần ngưng sử dụng thuốc và đến bệnh viện gần nhất hoặc gọi ngay cho
bác sĩ. Bởi việc dùng Fexofenadine quá liều có thể dẫn đến nhiều biểu
hiện nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
5. Trường hợp cần ngưng dùng thuốc
Thuốc Fexofenadine là loại thuốc kê toa, bệnh nhân chỉ được dùng
trong một khoảng thời gian nhất định. Khi hết thời hạn khuyến cáo, bạn
phải ngưng dùng thuốc.
Ngoài ra, đối với một số trường hợp không mong muốn do xuất hiện
những triệu chứng: ớn lạnh, sốt, đau nhức cơ thể, cúm,… thì cũng nên
dừng uống thuốc.
Các phản ứng phụ có thể biểu hiện khác nhau tùy vào từng cơ địa, bệnh
nhân có thể gặp những tình trạng bất thường không được đề cập ở đây. Vì
vậy, cần phải chủ động điều trị ngay khi cảm thấy cần thiết để tránh sự
cố đáng tiếc xảy đến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét