Erythromycin là kháng sinh nhóm macrolid. Đây là thuốc có phổ tác
dụng rộng nghĩa là tác động lên được nhiều chủng vi khuẩn trên da. Vậy Erythromycin
sử dụng thế nào cho hiệu quả? Cần thận trọng, lưu ý điều gì khi dùng?
Mời các bạn cùng đọc những thông tin dưới đây để làm rõ các vấn đề thắc
mắc này.
THÔNG TIN KHÁI QUÁT CÁCH DÙNG THUỐC ERYTHROMYCIN
Erythromycin là thuốc gì?
Có tên hoạt chất là Erythromycin và tên thương hiệu là E-Mycin,
Erimit®, Erythrocin Stearate Filmtab, Erythrocin và Erythromycin,
Erythrocin Lactobionate, Ery-Tab và EryPed,…
Thuốc Erythromycin chủ yếu là kìm khuẩn đối với nhiều vi khuẩn Gram (+) và phổ hẹp hơn với Gram (-). Trong đó,
Erythromycin hoạt động bằng cách gắn thuận nghịch với tiểu đơn
vị 50S của ribosom vi khuẩn nhạy cảm. Từ đó dẫn đến ức chế tổng hợp
protein và từ đó ức chế tế bào vi khuẩn phát triển.
Tác dụng chính của kháng sinh này là kìm khuẩn nhưng có thể diệt khuẩn ở nồng độ cao đối với các chủng rất nhạy cảm.
Erythromycin nằm trong nhóm thuốc trị các bệnh về da liễu. Thuốc được
bào chế ở dạng bôi ngoài da, viên nang, viên nén, viên nén bao phim và
dạng thuốc cốm.
Các tác dụng của Erythromycin
Đây là loại thuốc kháng sinh được dùng theo đơn của bác sĩ để trị
những bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn. Nó có cơ chế hoạt động là ức
chế, ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, thuốc còn dùng trong
điều trị những bệnh khác không được kể đến trong bài viết này.
Một trong những điều mà bệnh nhân cần lưu ý là Erythromycin không có
tác dụng đối với loại vi khuẩn gram âm ưa khí. Ngoài ra, nó cũng không
dùng trong trường hợp bệnh gây ra bởi virus, nhất là cảm cúm thông
thường.
Hướng dẫn dùng Erythromycin đúng cách
++ Đối với dạng uống
Thuốc Erythromycin được dùng theo đường uống sẽ được bác sĩ chỉ định.
Thông thường, cơ thể sẽ hấp thụ thuốc tốt nhất ở thời điểm dạ dày rỗng.
Thế nhưng, để tránh các triệu chứng nôn, ảnh hưởng đến dạ dày, bạn nên
dùng thuốc sau mỗi bữa ăn.
Hơn nữa, người bệnh nên lưu ý không nên nghiền thuốc, thay vào đó hãy
nuốt trọn viên vì thuốc có vị đắng. Mặt khác, để giúp duy trì lượng
thuốc ổn định trong cơ thể, hãy uống Erythromycin ở những khoảng cách
đồng đều nhau. Hãy lập cho mình một thời gian biểu về thời điểm uống
thuốc trong ngày. ++ Đối với dạng bôi ngoài da
Với dạng thuốc Erythromycin này, bệnh nhân cần vệ sinh vùng da sạch
sẽ để bôi thuốc. Thời gian sử dụng thuốc bôi không được vượt quá 3
tháng.
Dù dùng Erythromycin ở dạng uống hay bôi, bệnh nhân cũng cần ghi nhớ
không ngưng dùng quá sớm nếu triệu chứng chưa khỏi. Bệnh cạnh đó, cũng
không được tự ý mua thuốc sử dụng nếu chưa được bác sĩ cho phép.
Định lượng sử dụng Erythromycin phù hợp
>> Liều lượng dùng cho người lớn
Dùng Erythromycin cho người lớn với các bệnh lý viêm dạ dày
Campylobacter, hạ cam mềm (Chancroid), hột xoài (hay còn gọi là u hạt
lympho sinh dục,Lymphogranuloma Venereum), bệnh viêm phổi Mycoplasma,
chứng viêm niệu đạo, viêm tai giữa, viêm họng, nhiễm trùng da hoặc nhiễm
trùng đường hô hấp trên thì sẽ dùng với liều lượng cơ bản như sau:
– Đối với trường hợp nhẹ tới trung bình: Dùng khoảng 250 đến 500mg
loại estolate, base, stearate, hay 400 – 800mg loại ethylsuccinate.
– Đối với trường hợp nhiễm trùng nặng: Nên uống 1 – 4g Erythromycin và chia liều uống hay dùng để tiêm hoặc truyền liên tục. >> Liều lượng dùng cho trẻ em
Erythromycin được chỉ định dùng cho trẻ em khi phòng ngừa các chứng
nhiễm trùng do viêm nội tâm mạc: Dùng theo đường uống 20mg/kg loại
stearate hoặc ethylsuccinate, uống mỗi 2 giờ sau khi ăn. Cách 6 giờ sau
liều đầu, uống tiếp 1/2 liều.
Đối với trẻ em mắc bệnh viêm phổi hay kết mạc sơ sinh chlamydia: Liều
dùng 50mg/kg/ngày và chia đều thành những liều bằng nhau, cách 6 tiếng
uống lần, thời gian dùng ít nhất là trong vòng 2 tuần.
Dùng cho trẻ em mắc bệnh ho gà: Thuốc dùng theo đường uống liều lượng
khoảng 40 – 50 mg/kg/ngày, nên chia liều ra uống và uống ít nhất trong
vòng 14 ngày. Liều tối đa dùng l2g/ngày, không thích hợp cho trẻ em có
độ tuổi dưới 1 tháng.
Dùng cho trẻ em đang chuẩn bị phẫu thuật ruột: Liều lượng sẽ là
20mg/kg (base), thời điểm uống vào trước ngày phẫu thuật. Chẳng hạn như
phẫu thuật 9h sáng hôm nay thì nên uống vào 2-3 giờ chiều cùng 12 giờ
đêm.
Đối với trẻ em điều trị dự phòng sốt thấp khớp: Nên uống 250mg chia đều ra 2 lần trong ngày.
CHÚ Ý KHI DÙNG THUỐC ERYTHROMYCIN ĐIỀU TRỊ
Erythromycin có thể dẫn đến tác dụng phụ gì?
Việc dùng Erythromycin có thể gây nên những phản ứng phụ không mong muốn như:
– Buồn nôn hoặc nôn
– Đau bụng
– Tiêu chảy
– Ăn không ngon Bên cạnh đó, cũng có thể xuất hiện các biểu hiện nghiêm trọng sau:
– Ngứa, phát ban
– Thở khò khè, khó thở
– Khó nuốt
– Nước tiểu màu đậm, phân màu nhạt
– Mặt hoặc da có dấu hiệu bị vàng
– Tim có dấu hiệu đập nhanh vô cùng bất thường
– Xuất hiện triệu chứng co giật
– Đau phần bên trên, bên phải của dạ dày
– Cơ thể mệt mỏi
– Cùng các triệu chứng liên quan như: phân đẫm máu, tiêu chảy nặng, sốt nặng, đau quặn bụng,…
Tuy nhiên không phải bất cứ bệnh nhân nào khi dùng thuốc cũng đều gặp
tác dụng phụ. Nếu chẳng may gặp phải, bạn cần thông báo cho bác sĩ biết
và tìm hướng xử lý càng sớm càng tốt.
Trước khi dùng Erythromycin cần thận trọng điều gì?
Đầu tiên, về vấn đề dị ứng, bệnh nhân nên nói với bác sĩ nếu dị ứng
với thuốc Erythromycin hay bất cứ các loại thuốc khác chứa hoạt chất
Erythromycin.
Với bệnh nhân gặp vấn đề ở tim, ví dụ như tim không đều hay nồng độ
magie, kali trong máu thấp, bị bệnh gan thì cần nói cho bác sĩ biết
trước khi điều trị với Erythromycin.
Nếu bạn là người mang thai hay dự định sẽ có thai, phụ nữ cho con bú cần thận trọng về việc dùng Erythromycin.
Thuốc Erythromycin không được khuyến cáo dùng cùng lúc với: pimozide
(Orap), ergotamin (Cafergot, Ergomar hoặc Migergot), astemizole
(Hismanal), cisaprid (Propulsid), terfenadine (Seldane),
dihydroergotamine (Migranal hoặc DHE 45). Do đó, bạn cần cho bác sĩ biết
nếu đang dùng một trong những loại thuốc kể trên.
Bên cạnh đó, còn nhiều loại thuốc khác có thể gây ra tương tác với
thuốc Erythromycin. Cách để đảm bảo an toàn tối ưu là hãy nói hết cho
bác sĩ về những loại thuốc, sản phẩm mà bạn đang dùng. Dựa vào cơ sở dữ
liệu này, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng hoặc loại thuốc khác, tránh
phản ứng nghiêm trọng nguy hại cho sức khỏe.
Erythromycin tương tác với các loại thuốc nào?
– Erythromycin có thể làm kéo dài tác dụng của thuốc Alfentanil, giảm
sự thanh thải huyết tương. Ngoài ra, thuốc cũng ức chế quá trình chuyển
hóa acid valproic cùng carbamazepin, khiến nồng độ hoạt chất thuốc
trong huyết tương tăng lên, từ đó gia tăng độc tính.
– Erythromycin gắn thuận nghịch cùng tiểu đơn vị 50S ribosome vi
khuẩn, ức chế việc tổng hợp nên protein. Do đó, thuốc sẽ làm kìm hãm và
ngăn chặn lincomycin cùng cloramphenicol gắn vào 50S, dẫn đến tác dụng
đối kháng.
– Erythromycin chống chỉ định dùng chung với terfenadin và astemizol.
Vì nó có thể làm ảnh hưởng đến tim, bao gồm nhịp tim nhanh, thậm chí có
thể dẫn đến tử vong.
– Thuốc Erythromycin làm giảm đào thải những hợp chất aminophylin,
cafein, theophylin, làm tăng nồng độ những chất này trong máu.
– Thuốc không được dùng cùng lovastatin, vì tác dụng của nó có thể khiến nguy cơ tiêu vân cơ tăng lên.
Bên cạnh đó, Erythromycin còn tương tác với một vài loại thuốc như:
– Thuốc dùng điều trị ung thư
– Thuốc kháng nấm, kháng vi rút
– Thuốc điều trị bệnh lý về thần kinh, bệnh trầm cảm
– Thuốc điều trị các bệnh tim mạch, động mạch phổi, tăng huyết áp
– Thuốc phòng ngừa bệnh sốt rét
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét