Thứ Tư, 8 tháng 7, 2020

Thuốc Depakine trị bệnh gì?

Là một trong những loại thuốc được dùng để trị chứng co giật và rối loạn tinh thần, thuốc Depakine luôn được nhiều người biết đến nhờ hiệu quả cao. Loại thuốc này cũng được dùng để phòng ngừa chứng đau nửa đầu, các cơn động kinh được gây ra bởi rối loạn lưỡng cực.

TÌM HIỂU CHI TIẾT VỀ THUỐC DEPAKINE

1. Depakine là thuốc gì?

Thuốc Depakine chứa thành phần chính là Valproic Acid, nằm trong nhóm thuốc chống co giật. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén với 2 hàm lượng khác nhau, gồm:
– 200mg Valproic Acid
– 500mg Valproic Acid
Depakine là thuốc gì?

2. Chỉ định và chống chỉ định

++ Chỉ định
Depakine được chỉ định trong quá trình điều trị triệu chứng co giật hay rối loạn tâm trạng/ tinh thần. Bên cạnh đó, thuốc cùng dùng dự phòng triệu chứng đau nửa đầu cũng những cơn động kinh gây ra bởi rối loạn lưỡng cực.
Thuốc hoạt động dựa theo cơ chế khôi phục sự cân bằng của các chất tự nhiên có trong não.
++ Chống chỉ định
Những trường hợp dưới đây chống chỉ định với thuốc Depakine:
– Người bị dị ứng, mẫn cảm với thành phần trong Depakine.
– Bệnh nhân đang gặp vấn đề nghiêm trọng về gan.
– Mẹ mang thai và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
Thuốc Depakine khi đi vào cơ thể sẽ xảy ra một số hoạt động và hoạt động này có khả năng khiến một vài vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Do đó, bệnh nhân cần trình bày rõ ràng với bác sĩ về việc dị ứng cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân trước khi sử dụng. Bác sĩ sẽ là người nhìn nhận, phán đoán nguy cơ và thay thế loại thuốc điều trị khác an toàn hơn.

3. Cách dùng Depakine và liều lượng

 Cách dùng
Đối với thuốc Depakine, bệnh nhân nên sử dụng theo hướng dẫn do nhà sản xuất khuyến cáo hoặc theo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên môn. Tránh việc thay đổi, tăng giảm liều lượng một cách tùy ý.
Cách uống thuốc tốt nhất là uống trực tiếp với nước lọc và nuốt trọn viên thuốc. Không nên bẻ, hòa tan hay nghiền thuốc khi không được bác sĩ yêu cầu. Bởi vì việc này có thể gây ảnh hưởng tới hàm lượng của thuốc khi hấp thu vào cơ thể, gia tăng các phản ứng phụ ngoại ý.
Ngoài ra, không nên dùng thuốc cùng những ngoại thức uống khác như nước ngọt, sữa, nước ép,… vì sẽ làm giảm công dụng điều trị.
 Liều dùng
Tùy theo từng độ tuổi, thể trọng, tình trạng sức khỏe cùng mức độ bệnh lý, khả năng cơ thể đáp ứng mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với liều lượng khác nhau cho từng người. Do đó, tốt hơn hết bệnh nhân cần gặp bác sĩ để được cung cấp các thông tin liều lượng và số lần sử dụng phù hợp.
Sau đây là liều dùng cơ bản nhất, tuy nhiên nó không thể thay thế cho chỉ định từ bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế:
– Dùng cho người trưởng thành: Khởi đầu với liều dùng 10 – 15mg/ kg/ ngày. Sau đó sử dụng liều duy trì tăng hàm lượng lên 2 – 3 lần so với liều khởi đầu và uống liên tiếp trong 7 ngày. Tối đa dùng 20 – 30mg/ kg/ ngày.
– Dùng cho trẻ em: Tốt nhất nên dùng khoảng 30mg/ kg/ ngày và không được tự ý tăng hoặc giảm liều cho trẻ.
Đặc biệt, thuốc Depakine không phát huy tối đa tác dụng khi nồng độ của thuốc ở trong máu đạt mức ổn định. Vì vậy, bệnh nhân cần uống thuốc đúng vào một thời điểm trong ngày.

4. Hướng dẫn bảo quản thuốc

Depakine tốt nhất nên được cất giữ ở nơi không có ánh nắng hoặc ẩm thấp, môi trường phù hợp là nhiệt độ phòng.
Nếu thấy thuốc có biểu hiện ẩm mốc, hư hại hay hết hạn, bệnh nhân nên ngưng sử dụng. Đồng thời, xem thông tin trên bao bì hoặc trao đổi cùng bác sĩ để xử lý thuốc này đúng cách.

LƯU Ý NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT KHI DÙNG THUỐC DEPAKINE

1. Các vấn đề thận trọng

– Việc dùng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi sẽ gây ra tình trạng co giật, rối loạn chuyển hóa, chậm phát triển tâm lý cùng các vấn đề về não.
– Phụ nữ mang thai nếu uống Depakine có thể khiến thai nhi gặp nguy hiểm, gồm giảm chỉ số IQ và dị tật bẩm sinh. Vì vậy, nếu bệnh nhân là mẹ bầu hoặc dự định mang thai, thì nên thông báo đến bác sĩ để được cân nhắc nên dùng Depakine điều trị hay không.
– Đối với phụ nữ cho con bú hiện chưa có nghiên cứu cụ thể về các phản ứng phụ. Thế nhưng, để hạn chế rủi ro trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên hỏi ý kiến của bác sĩ về vấn đề này.
– Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc là gây buồn ngủ, chóng mặt, thay đổi tầm nhìn,… Vì vậy, với người vận hành máy móc, lái xe, làm việc đòi hỏi tập trung cao thì nên điều chỉnh công việc phù hợp khi điều trị cùng Depakine.
Các vấn đề thận trọng
– Người cao tuổi dùng thuốc có thể xuất hiện biểu hiện bất thường do cơ thể nhạy cảm hơn. Vì vậy, hãy nói với bác sĩ để điều chỉnh liều lượng thích hợp.
– Việc dùng Depakine cùng với đồ uống có cồn, rượu, chất kích thích sẽ tăng nguy cơ phát sinh những tác dụng không mong muốn.
– Mặc dù thuốc có khả năng dự phòng chứng đau nửa đầu, tuy nhiên nó không giảm cơn đau nửa đầu cấp tính. Với trường hợp này, bệnh nhân cần báo với bác sĩ để được thay thế loại thuốc khác.
– Khi có các triệu chứng được gây nên do vấn đề gan, viêm tụy như mệt mỏi bất thường, yếu cơ, đau bụng, sưng mặt, chán ăn, vàng da, nước tiểu sẫm màu, nôn mửa, buồn nôn dai dẳng,… thì cần thông báo ngay đến bác sĩ. Cần thận trọng vì viêm tụy, suy gan nặng có thể gây tử vong!

2. Tác dụng phụ của Depakine

Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể sẽ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, khi phát sinh thêm tác dụng phụ, hãy chủ động thông báo đến bác sĩ để được tư vấn.
– Tác dụng phụ thông thường: chóng mặt, tiêu chảy, buồn ngủ, rụng tóc, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, mờ mắt, run rẩy, ù tai, thay đổi cân nặng. Những tác dụng phụ này thường thuyên giảm sau một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu thấy chúng kéo dài hay ngày càng nặng hơn, bạn nên thông báo tới bác sĩ để có hướng xử lý sớm.
– Tác dụng phụ nghiêm trọng: suy nghĩ đến hành động hủy hoại bản thân, có ý định tự tử, rối loạn chuyển hóa, rối loạn não nghiêm trọng, đau ngực, nhầm lẫn, rối loạn nhịp tim, dễ chảy máu hay bầm tín, rung giật nhãn cầu, sưng chân, tay, cơ thể lạnh bất thường, mất ý thức, thở gấp.
– Phản ứng dị ứng: sưng hạch bạch huyết, sốt, ngứa mặt, lưỡi, họng, phát ban, sưng ở mặt, lưỡi họng, chóng mặt nghiêm trọng, khó thở.
Không giống với các tác dụng phụ thường gặp, những phản ứng nghiêm trọng và dị ứng cực kỳ nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng bệnh nhân. Do đó, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan trước những biểu hiện bất thường nào khi điều trị với Depakine.

3. Tương tác thuốc có thể xảy ra

Khi dùng chung với các loại thuốc điều trị khác, Depakine có thể xảy ra phản ứng. Tương tác có nguy cơ làm thay đổi hoạt động của thuốc, dẫn đến hậu quả làm suy giảm công dụng và gia tăng triệu chứng phụ không mong muốn. Sau đây là những loại thuốc có thể tương tác cùng Depakine:
Thuốc điều trị trầm cảm (gồm Amitriptyline, Notriptyline, Phenelzine,…)
Thuốc kháng sinh (như Doripenem hoặc Imipenem,…)
Orlistat và Mefloquine
Thuốc chống co giật (chẳng hạn như Phenytion, Lamotrigine, Topiramate, Rufinamide và Ethosuximide,…)
Rifampin, Zidovudine, Vorinuler
Thuốc chống đông máu warfarin
Thuốc an thần (bao gồm Alprazolam và Zolpidem,…)
Thuốc kháng histamine (như là Diphenhydramine và Cetirizine,…)
 Thuốc giãn cơ (những loại Cyclobenzaprin và Carisoprodol,…)
 Thuốc giảm đau gây nghiện (ví dụ như Codein và Hydrocodone,…)
Trên đây là danh sách chưa đầy đủ về các loại thuốc có thể gây ra phản ứng với Depakine nếu sử dụng đồng thời. Vì vậy, cách tốt nhất để đảm bảo an toàn là báo với bác sĩ về tất cả những loại thuốc mà bạn đang dùng để cân nhắc sự tương tác có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, nếu xét nghiệm nước tiểu trong quá trình dùng Depakine, kết quả có thể bị sai lệch. Do đó, nếu cần xét nghiệm trong thời gian dùng thuốc, bạn cần thông báo đến nhân viên y tế về việc này.
Tương tác thuốc có thể xảy ra

4. Cách xử lý khi dùng Depakine thiếu hoặc quá liều

Trường hợp quên 1 liều, bạn cùng đừng nên quá lo lắng mà hãy bổ sung ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu sắp đến giờ uống liều tiếp theo thì hãy bỏ qua luôn và sử dụng tiếp tục theo kế hoạch. Đừng tự ý gấp đôi liều lượng vì sẽ gây ra nguy hiểm cho cơ thể.
Tuy nhiên, bạn cũng nên ghi nhớ đừng quên liều quá nhiều lần, vì nếu dùng thuốc không đều đặn sẽ làm nồng độ thuốc ở trong máu dần mất ổn định. Từ đó làm giảm tác dụng điều trị cũng như dễ tái phát bệnh.
Với trường hợp dùng thuốc quá liều, thì sẽ gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm cả rối loạn nhịp tim, hôn mê,… Lúc này cần gọi cấp cứu ngay để được xử lý sớm, tránh nguy hại đến tính mạng.

https://hoancauphongkhamtphcm.blogspot.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét