Thứ Năm, 18 tháng 6, 2020

Đôi nét về thuốc điều trị Imodium

Thuốc Imodium là loại thuốc điều trị bệnh tiêu chảy được nhiều người “dắt túi” trong tủ thuốc gia đình, đi du lịch xa. Để quá trình sử dụng đảm bảo hiệu quả và an toàn, tránh các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra… hãy tìm hiểu những thông tin cụ thể về thuốc do chuyên gia cung cấp trong bài viết dưới đây.

ĐÔI NÉT VỀ THUỐC IMODIUM

Imodium là loại thuốc chuyên điểu trị chứng tiêu chảy cấp do rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích, ngộ độc thực phẩm. Thuốc được nhập khẩu từ Thái Lan, được Bộ Y Tế kiểm duyệt và cấp phép lưu hành ở những bệnh viện/ nhà thuốc/ quầy thuốc trên toàn quốc
Thông tin sản phẩm:
+ Tên biệt dược: Imodium.
+ Tên hoạt chất: Loperramid.
+ Phân loại nhóm thuốc: Thuốc tiêu chảy.
+ Bào chế: Dạng viên nén, dung dịch lỏng.
+ Các sản phẩm Imodium: Imodium A – D Softgel, Imodium A-D Oral Solution, Imodium A-D Caplets, Imodium A-D Anti-Diarrheal Oral Solution, Imodium Multi-Symptom Relief

CÔNG DỤNG CỦA THUỐC IMODIUM

Imodium chứa hoạt chất Loperramid (hàm lượng 2mg) là thuốc điều trị bệnh tiêu chảy, nhằm giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động bình thường, làm chậm hoạt động co bóp của nhu động ruột, từ đó hấp thụ chất lỏng và muối chậm lại… giúp thức ăn ở lại hệ tiêu hóa lâu hơn, tránh được tình trạng phân sống, đi cầu phân lỏng hoặc tiêu chảy.
Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để kiểm soát và làm giảm các triệu chứng khó chịu của viêm ruột gây ra; giảm lượng dịch tiết ở những bệnh nhân sau khi trải qua phẫu thuật cắt bỏ trực tràng…

► Thông tin cụ thể về các sản phẩm Imodium

► Chống chỉ định khi sử dụng thuốc Imodium

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, thuốc Imodium chống chỉ định với một số trường hợp dưới đây, người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng:
+ Người bị dị ứng với thành phần Loperamide HCl có trong thuốc
+ Trẻ em dưới 6 tuổi phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ sử dụng thuốc.
+ Người bệnh đại tiện ra phân có máu hoặc phân có màu đen.
+ Các trường hợp như: đang bị sốt, đại tiện phân lẫn chất nhầy hoặc có tiền sử bị gan, thận, tim mạch… cần đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
+ Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh đang cho con bú nên cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc.
+ Bệnh nhân bị đau bụng nhưng không tiêu chảy; bị viêm ruột do vi khuẩn; viêm loét đại tràng cấp tính… không được sử dụng thuốc.

► Chú ý các tương tác thuốc

Khi có ý sử dụng thuốc Imodium với bất kỳ loại thuốc nào cũng cần báo với bác sĩ để được tư vấn, kê đơn và hướng dẫn sử dụng phù hợp. Bởi một số loại thuốc khi dùng chung với Imodium có thể gây ra các phản ứng phụ hoặc làm giảm đi tác dụng của thuốc:

► Hướng dẫn cách bảo quản thuốc

Việc lưu trữ thuốc trong tủ thuốc gia đình hoặc có nhu cầu bỏ túi khi đi du lịch, để thuốc không bị hư hỏng, đảm bảo phát huy hiệu quả khi sử dụng, các bạn cần chú ý tới cách bảo quản thuốc như sau:
+ Sau khi dùng thuốc xong, hãy cất lại vào hộp (thuốc viên) hoặc đóng chặt nắp (đối với dung dịch uống)
+ Nên bảo quản thuốc ở nơi khô, thoáng, không ẩm ướt; nhiệt độ phòng (20 – 25ºC là tốt nhất); tránh xa ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp
+ Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em để tránh trẻ vô tình nhai/ nuốt thuốc gây nhiều nguy hiểm.

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC IMODIUM

Nhiều báo cáo cho thấy, trong quá trình sử dụng thuốc Imodium một số trường hợp sẽ gặp phải các tác dụng không mong muốn cần chú ý, như sau:
+ Mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt, mất thăng bằng
+ Dị ứng thuốc (phát ban, nổi mề đay, mẩn ngứa, phù mạch)
+ Sốc phản vệ (tụt huyết áp, khó thở, mất ý thức tạm thời)
+ Rối loạn tiêu hóa (khô miệng, đầy hơi, táo bón, ăn không tiêu, đau bụng)
+ Một số trường hợp hiếm gặp hơn: rối loạn thận, rối loạn tiết niệu gây bí tiểu.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét