Thứ Năm, 18 tháng 6, 2020

Trái cây nào trị ho công hiệu nhất?

Ho được xem như cơ chế làm sạch các chất kích thích và nhiễm trùng ra khỏi cơ thể. Thế nhưng ho dai dẳng lại gây khó chịu, ảnh hưởng đến giao tiếp và công việc; do đó người bệnh cần có biện pháp khắc phục tình trạng này.
Hiện nay, bên cạnh các loại thuốc điều trị thì người bệnh có thể bổ sung trái cây và rau quả để hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Cụ thể bị ho nên ăn trái cây gì? Dưới đây là gợi ý về các loại trái cây và rau quả nên ăn khi bị ho, cùng tham khảo nhé!

Các loại trái cây người bệnh nên ăn khi bị ho

Bị ho nên ăn trái cây gì? Khi bị ho người bệnh có thể bổ sung trái cây để hỗ trợ cải thiện triệu chứng ho dai dẳng. Bao gồm các loại trái cây sau:
Người bị ho nên ăn trái cây gì?
Quả cam
♦ Cam là loại quả giàu vitamin C, vitamin A, sắt, chất xơ và các chất chống oxy hóa. Theo một vài nghiên cứu, Vitamin C có trong cam có thể ngăn ngừa các triệu chứng cảm lạnh, bao gồm ho.
♦ Quả cam còn đặc biệt có lợi cho những ai tiếp xúc với thời tiết lạnh, vì có thể làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của chứng cảm lạnh.
Quả việt quất
♦ Việt quất rất giàu chất chống oxy hóa nên có thể giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ho, cảm lạnh.
♦ Theo một vài nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Auckland, flavonoid – một chất chống oxy hóa có trong quả việt quất có thể giúp người trưởng thành ít bị cảm lạnh hơn 33% so với những người không ăn các loại thực phẩm giàu flavonoid hoặc bổ sung flavonoid hàng ngày.
Việt quất giàu chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ điều trị ho hiệu quả
Quả táo
♦ Táo cũng là loại hoa quả giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ phổi khỏi những tổn thương. Vỏ quả táo có chứa quercetin flavonoid – giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm.
♦ Một nghiên cứu với hơn 68.000 phụ nữ cho thấy, những người ăn nhiều táo có thể giúp làm giảm nguy cơ bị ho, hen suyễn xuống mức thấp. Cứ ăn khoảng 15% quả táo lớn sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh xuống 10%.
Quả dứa
♦ Trong quả dứa giàu Enzyme Bromelain – có đặc tính chống viêm, làm tan mỡ nên có thể phá vỡ và loại bỏ chất nhầy ra khỏi cơ thể. Do đó, nếu uống nước ép dứa hàng ngày để làm giảm chất nhầy bên trong cổ họng và ức chế cơn ho.
♦ Tuy nhiên, trong nước ép dứa có thể không đủ enzyme Bromelain để làm giảm triệu chứng ho. Vì vậy, nếu có nhu cầu bổ sung enzyme Bromelain bằng các loại thuốc hay thực phẩm chức năng thì nên trao đổi với bác sĩ. Vì có thể người bệnh dị ứng bromelain, xảy ra tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc.

Các loại rau quả người bệnh nên ăn khi bị ho

Ngoài các loại trái cây, để cải thiện tình trạng ho người bệnh cũng có thể bổ sung các loại rau quả sau:
Cà chua
♦ Cà chua chứa chiều vitamin C – một trong những chất chống oxy hóa. Các chất chống oxy hóa là thành phần thiết yếu giúp hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh. Nhờ vậy sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
Húng tây
♦ Húng tây không chỉ được sử dụng trong nấu nướng mà còn có thể làm thuốc nhờ có chứa chất chống oxy hóa. Húng tây có thể hỗ trợ điều trị đau họng, ho, viêm phế quản và vấn đề tiêu hóa.
Húng tây có thể hỗ trợ điều trị đau họng, ho
♦ Một vài nghiên cứu cho thấy, so với các loại siro thông thường, siro ho có thành phần húng tây và lá thường xuân có thể làm giảm ho nhanh ở những người bị viêm phế quản cấp tính.
♦ Khi bị ho, người bệnh có thể cho thêm húng tây vào các món ăn, pha trà húng tây uống hàng ngày để làm giảm triệu chứng khó chịu.
Quả ớt
♦ Loại ớt Cayenne chứa capsaicin – chất có đặc tính chống oxy hóa, chống virus và chống viêm giúp làm giảm tình trạng ho, nghẹt mũi, sốt.
♦ Tuy nhiên, những người bị dị ứng với chuối, kiwi, latex, hạt dẻ, bơ… cũng có thể bị dị ứng với ớt Cayenne. Những đối tượng có lượng đường trong máu thấp, bị trào ngược dạ dày hoặc dùng thuốc làm loãng máu… thì không nên ăn các loại thực phẩm có chứa capsaicin.
♦ Ngoài ra, ớt Cayenne có thể kích thích trong cổ họng, gây buồn nôn ở trẻ nhỏ. Vì vậy không nên dùng ớt Cayenne hoặc các loại ớt khác để trị họ cho trẻ nhỏ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét