Thứ Ba, 16 tháng 6, 2020

Thông tin cần biết về thuốc Hapacol

Thuốc hapacol là loại thuốc giảm đau hạ sốt quen thuộc, được nhiều người mua về sử dụng tại nhà. Tuy nhiên, việc sử dụng “bừa bãi” có thể để lại nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu những thông tin cụ thể về thuốc Hapacol giảm đau hạ sốt: công dụng, liều dùng, những lưu ý khi uống thuốc… thông qua bài viết dưới đây.

THÔNG TIN VỀ THUỐC HAPACOL: GIẢM ĐAU, HẠ SỐT

Hapacol là loại thuốc thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt. Thuốc thường được chỉ định trong điều trị các vấn đề liên quan đến đau nhức như: đau đầu, đau cơ bắp, đau họng, đau xương khớp, cảm cúm, mọc răng…
+ Tên biệt dược: Hapacol
+ Nhóm thuốc: Giảm đau và hạ sốt
+ Tên hoạt chất trong thuốc: Paracetamol (acetaminophen)
+ Dạng bào chế: viên nang uống, viên thuốc nhai, thuốc bột sủi bọt, viên nén sủi bột, dạng si-ro, viên nén nhét hậu môn…

CÁC DẠNG BÀO CHẾ THUỐC HAPACOL

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người bệnh (độ tuổi, cơ địa, mức độ đau nhức) thuốc hapacol được bào chế dưới nhiều dạng với hàm lượng tương ứng khác nhau. Như sau:
Lưu ý: Thuốc Hapacol còn rất nhiều dạng được bào chế với hàm lượng chưa được đề cập ở trên. Do đó, khi có nhu cầu sử dụng bạn cần tìm hiểu kỹ và trao đổi với bác sĩ/ dược sĩ để nắm rõ và yên tâm sử dụng.

TÁC DỤNG VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA THUỐC HAPACOL

➤ Tác dụng

Được xếp vào nhóm giảm đau-hạ sốt, cơ chế của thuốc hapacol là tác động lên trung tâm nhiệt (vị trí dưới đồi) giúp hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt độ do giãn mạch và hỗ trợ làm tăng lượng máu đến các dây thần kinh ngoại biên, nâng ngưỡng chịu đau lên… từ đó làm giảm đau nhức, hạ nhiệt nhanh chóng ở người bị sốt.
Hoạt chất paracetamon hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn qua đường tiêu hóa; thuốc chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận (thời gian bán thải trung bình từ 1,25-3g).
Nghiên cứu cho thấy, hapacol có tác dụng giảm đau và làm hạ sốt tương đương với aspirin nhưng ít gây ảnh hưởng đến tim mạch, hệ hô hấp, không gây kích ứng dạ dày và hầu như không làm thay đổi cân bằng acid – base.

➤ Chỉ định điều trị

Thuốc hapacol được chỉ định trong điều trị:
+ Hạ nhiệt khi đang bị sốt do cảm cúm, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, sốt xuất huyết…
+ Giảm đau khi mọc răng, sau khi tiêm chủng (ở trẻ em); đau sau khi nhổ răng
+ Điều trị đau đầu/ đau nữa đầu
+ Giảm đau bụng kinh, đau họng, đau nhức cơ, gân do viêm khớp, viêm xoang…
Ngoài ra, một số tác dụng khác của thuốc chưa được đề cập, bạn cần trao đổi với dược sĩ/ bác sĩ nếu muốn nắm rõ các tác dụng của thuốc.

➤ Chống chỉ định

Khuyến cáo từ chuyên gia – Hapacol chống chỉ định với các trường hợp dưới đây:
➧ Người có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn với paracetamol và bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
➧ Bệnh nhân bị thiếu máu; thiếu hụt Glucose – 6 – phosphate dehydrogenase; suy giảm chức năng gan, thận…
➧ Người có tiền sử nghiện rượu, bia, ma túy…
➥ Để phòng ngừa các phản ứng thuốc và rủi ro có thể xảy ra, bạn nên khai báo cụ thể với bác sĩ về tình hình sức khỏe hiện tại, tiền sử dị ứng (nếu có) và có đang sử dụng các loại thuốc điều trị khác hay không? … để bác sĩ cân nhắc việc sử dụng Hapacol.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC HAPACOL

Thuốc hapacol được bào chế nhiều dạng khác nhau, hàm lượng cũng khác nhau. Mỗi hộp thuốc đều có tờ hướng dẫn sử dụng kèm theo, bạn nên đọc kỹ thông tin từ nhà sản xuất hoặc trao đổi với dược sĩ/ bác sĩ về cách dùng, liều lượng phù hợp… nhằm đảm bảo hiệu quả hấp thu thuốc.
Nếu sử dụng sai cách, sai liều có thể làm giảm đi hiệu quả của thuốc và phát sinh những tác dụng phụ không mong muốn.

➤ Hướng dẫn cách dùng thuốc

➤ Liều lượng cho phép

Tùy vào từng trường hợp cụ thể (mức độ bệnh, sức khỏe, độ tuổi, cơ địa người bệnh)… mà được chỉ định liều lượng sử dụng phù hợp. Tốt nhất bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ, thông tin chúng tôi cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo đối với các trường hợp phổ biến.
➧Đối với trẻ em
➧Đối với người lớn

➤ Cách bảo quản thuốc

Thuốc hapacol có nhiều loại khác nhau nên cách bảo quản cũng khác nhau. Do đó, khi mua thuốc về sử dụng, hãy chú ý đọc kỹ tờ hướng dẫn được in/ kèm theo trên bao bì để thực hiện bảo quản đúng cách.
Thông thường thuốc nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh xa tầm tay trẻ em, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, tránh nơi ẩm ướt…
Trong trường hợp thuốc/ bao bì thuốc bị côn trùng cắn, thuốc đổi màu, chảy nước, biến chất… tuyệt đối không được sử dụng để tránh rủi ro có thể xảy ra, nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng.
https://hoancauphongkhamtphcm.blogspot.com/
https://narihealth.webflow.io

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét